CentOS Web Panel – Giới thiệu [Phần 1]

6
1459

CENTOS WEB PANEL – GIỚI THIỆU

WikiVPS- CENTOS WEB PANEL
WikiVPS- CENTOS WEB PANEL

Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một web hosting control panel miễn phí và có nhiều chức năng hữu ích, đặt biệt là các service được compile từ source nên sẽ tối ưu và nhẹ, đó là : CentOS Web Panel (CWP)

Nếu bạn nào chưa hiểu về web hosting control panel là gì thì đọc trước bày này nhé. Web Hosting Control Panel là gì?

CENTOS WEB PANEL LÀ GÌ?

CentOS Web Panel là một web hosting control panel dùng để quản lý hosting cho VPS/Server, có đầy đủ hết các chức năng cần thiết cho cá nhân củng như tổ chức muốn quản lý tốt được nhiều website trên VPS/Server của mình. Điều đặt biệt ở đây là CentOS Web Panel chỉ hổ trợ cho: CentOS 6.x, 7.x, RedHat 6.x, 7.x, CloudLinux 6.x, 7.x, theo mình đây là điểm cộng của CentOS Web Panel bởi vì nó tập trung phát triển cho 1 distro duy nhất, bất kỳ cái gì phát triển duy nhất thường đạt độ ổn định và bền vững hơn.

Bên cạnh việc public toàn bộ miễn phí thì CentOS Web Panel còn cung cấp những gói support như là: Nhận Custom Modules theo nhu cầu, có nghĩa là bạn muốn phát triển một chức năng nào đó để phục vụ nhu cầu riêng của bạn thì bạn có thể sử dụng dịch vụ này. One Time Support là sử lý sự cố trong quá trình sử dụng bạn có sự cố gì lớn mà khả năng không fix được thì sẽ order rồi trả tiền cho dịch vụ này, họ sẽ support bạn fix. Managed Support tính theo tháng, họ chia theo 3 gói Managed, Business, Enterprise CWP, tuỳ theo nhu cầu và khả năng tài chính mà bạn có thể thuê 1 trong 3 gói này.

Thông tin chi tiết các gói dịch vụ của CentOS Web Panel các bạn có thể xem tại đây.

Ngoài các gói quản trị phí trên CentOS Web Panel còn cung cấp 2 dịch vụ dành cho doanh nghiệp (Business) là AntiDDoS Proxy và Service Monitoring.

AntiDDoS Proxy là một hệ thống chống DDoS mà CWP cung cấp thông qua những server proxy, theo mình đọc trên trang chủ thì CWP dựa vào nền tảng dịch vụ sẵn có của Amazone Web Services, họ build nên giải pháp (solution) AntiDDoS proxy này. Nó củng tựa như CloudFlare, các bạn cấu hình A record sau đó hệ thống sẽ tự LoadBalance traffic của bạn ra nhiều ip proxy server và ưu tiên những proxy server gần vị trí truy cập của bạn nhất, mà hiện tại CWP chỉ sài được cho ‘http traffic’ chứ không sài được cho https. Hiện tại thì dịch vụ này hổ trợ bảo vệ (protect) được DNS Server, Website Proxy, Mailserver Relay.

Service Monitoring là một hệ thống monitor được bán dạng dịch vụ của CWP nó bảo realtime mà mình thấy interval tầm 1-5 phút thì hơi lâu, nó hoạt động như vậy, mình đăng ký sài monitor theo port, ví dụ mình đăng ký dịch vụ monitor port 80 web của mình, thì nó sẽ check liên tục connect tới port này, nếu connect không được, nó sẽ alert qua mail báo cho mình là service web down, và tuỳ vào số lượng port dịch vụ bạn đăng ký mà nó tính phí (theo số lượng port). Hiện tại thì mình thấy nó hổ trợ hầu hết các port có khi cài đặt CWP.

SYSTEM REQUIREMENTS (YÊU CẦU HỆ THỐNG KHI CÀI CentOS Web Panel)

Như mình giới thiệu lúc đầu thì nó chỉ hổ trợ CentOS 6.x, 7x, RedHat 6.x, 7.x, và CloudLinux 6.x, 7.x, nên cài bản server minimal để tối ưu và phù hợp với CWP, CWP chỉ hổ trợ dòng họ RedHat thôi. 😀 nên nếu muốn cài đặt và sử dụng CWP thì các bạn nhớ đọc kỹ yêu cầu hệ thống mình liệt kê đây nha.

CentOS Web Panel hổ trợ cài đặt trên CentOS chạy trên trình ảo hoá OpenVZ nhé. 😀

CentOS Web Panel chỉ hổ trợ static public IP thôi, nhớ là Static chứ không phải Dynamic DHCP, hoặc sticky, internal IP address.

Không hổ trợ command ghở cài đặt CWP, sau khi cài mà muốn xoá thì phải xoá cả VPS/Server cài lại OS từ đầu nhé.

Phải cài CWP trên một VPS/Server freshly là hoàn toàn mới à, không được thay đổi các cấu hình của hệ thống trước khi cài CWP, có sao để vậy mà cài.

Đặt hostname cho VPS/Server không được dùng bất kỳ tên domain nào host trong VPS/Server mà đặt, ví dụ bạn định cài CWP để host site wikivps.net thì không được đặt tên hostname là wikivps.net mà phải đặt khác đi, cụ thể như là srv1.wikivps.net.

Phần cứng thì đối với OS 32bit chỉ cần 512MB Ram, còn 64bit thì khuyên là 1GB Ram, còn để chạy full functions của CWP thì họ khuyên (recommanded) mình nên sài cở 4GB Ram, để có thể sài mấy chức năng cần nhiều resources như là Scan mail.

CÁC CHỨC NĂNG NỔI BẬT CỦA CentOS Web Panel.

CentOS Web Panel (CWP)

  • Hổ trợ API để dễ dàng quản lý account và WHMCS Billing API (WHMCS quản lý các gói host các công ty hosting thường dùng để quản lý khách hàng và hệ thống hosting của mình)
  • NAT-ed version, support for NAT-ed IPs
  • Free Hosting Module, account activation provisioning for sites that have a free hosting

Web Server

  • Varnish cache server: CWP bảo là dùng thêm varnish cache server sẽ tăng hiệu suất lên gấp 3 lần) theo mô hình Nginx >> Varnish >> Apache. Mình sẽ test và phải hồi lại với các bạn sau nhé.
  • Dùng nginx để làm proxy xử lý file tĩnh (jpg, png, html, js, css,…) để tăng hiệu suất.

PHP

  • PHP Switcher : thay đổi version php thích version nào đổi version đó.
  • PHP Selector : Cái này mới HOT và nguy hiểm đây, nó cho mình set mỗi user hoặc mỗi folder chạy riêng một version php luôn, vãi chưởng.

User Management

  • Shell access management: quản lý shell access giới hạn lại SFTP cho các user.
  • Limit Processes: Giới hạn tiến trình (process) với từng user.
  • Limit Open Files: Giới hạn số lượng file tối đa được mở đối với 1 user.
  • File Manager: trình quản lý file, để up, down, tương tác với source web.

Security – CWP rất quan tâm tới vấn đề bảo mật, có rất nhiều chức năng bảo mật.

  • CSF Firewall: là một cái tool để mình dễ dàng có thể cài đặt lệnh cho iptables, thay vì phải ghỏ từng lệnh khó hiểu và khó quản lý.
  • Tích hợp let’s encrypt.
  • IP access control: Mình có thể set cứng ip nào có thể access vào root hoặc CWP panel.
  • Mod Security + OWASP rules : Một cú click chuột bạn có thể cài đặt và quản lý dễ dàng Mod security và OWASP rules.
  • Ẩn thông tin process mà không thuộc về user sở hữu nó. Ví dụ như UserA login vào sẽ không thấy được process của UserB.
  • Limit access SFTP thông qua SSH đối với các User.

SQL

  • SQL Database Management.
  • Hổ trợ PostgreSQL và phpPgAdmin.
  • Hổ trợ MongoDB Manager/Installer.

Như vậy là mình đã đi tổng quan qua CentOS Web Panel, hy vọng là các bạn có thể nắm được cơ bản CWP là cái gì? nó làm được gì? và sử dụng nó như thế nào? Bài tiếp theo trong series này mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt CWP trên CentOS 7 64bit.

Hẹn gặp lại các bạn ở bài post tiếp theo, chúc các bạn có tối thứ 2 vui vẻ. Đừng ngần ngại khi liên lạc với mình qua các kênh sau nhé.

Bình luận qua Facebook

6 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here