Tìm hiểu về Cloudflare
Nếu bạn là một người sở hữu một website, hay một trang blog nào đó, chắc hẳn bạn sẽ luôn muốn website hay trang blog đó chạy nhanh nhất có thể, bảo mật nhất có thể, thường thì bạn sẽ chọn giải pháp nào?, optimize hệ thống?, tăng phần cứng lên?, thiết lập các cơ chế bảo mật?… Tất nhiên những giải pháp mình vừa kể trên đều cần thiết và tốt cả, nhưng nó là dành cho những chuyên gia, những người có kiến thức tốt về system, security, network,.. Bạn có thể sẽ gặp những khó khăn khi sử dụng những giải pháp trên. Nhưng thật may là hiện tại có một giải pháp, một dịch vụ cho phép bạn thỏa mãn 2 yếu tố kể trên là: tốc độ và bảo mật, nhưng việc thiết lập là cực kì đơn giản. Nó tên là Cloudflare.
1. Cloudflare là gì?
– Cloudflare là một dịch vụ mà ngoài việc cho phép tăng tốc độ website của bạn dựa trên các kĩ thuật CDN (Content Delivery Network) và DDNS (Distributed Domain Name Server), còn bảo vệ cho bạn khỏi các mối nguy hiểm khác nhờ việc dò quét và ngăn chặn ngay trên các server của Cloudflare. Đừng lo khi bạn đọc tới đây mà bạn chả hiểu mấy thuật ngữ kia là gì, vì dưới đây mình sẽ giải thích nó!, chỉ cần biết Cloundflare giúp bảo vệ và tăng tốc độ cho website bạn.
2. Chức năng của cloudflare và nó làm việc như thế nào?
– Khi website của bạn đã đăng kí dịch vụ cloudflare, nghĩa là bạn đã trở thành một phần của cộng đồng cloudflare, lúc đó những luồng traffic/request tới website của bạn, sẽ được định tuyến qua một mạng toàn cục thông minh của hệ thống cloudflare, đồng thời hệ thống cloudflare này còn xác định được nơi sinh ra luồng traffic này, và cung cấp nội dung website bạn với một edge nodes (một server) gần nhất. Đây là kĩ thuật tên là Content Delivery Network, CDN sẽ tự động cache những file tĩnh của bạn lên các edge nodes, trong khi đó vẫn chuyển tải các file động từ server của bạn. Nó sẽ dùng cho việc định tuyến những request của khách hàng tới edge node gần nhất → giảm tải và tăng tốc độ website lên nhiều lần ở trên toàn thế giới.
– Tối ưu hóa nội dung trang web: ngoài việc cache các file tĩnh và cung cấp nó với vị trí địa lý gần nhất với visitors, Cloudflare còn có thể tối ưu hóa nội dung trang web, bằng việc render các trang (page) của website một cách nhanh và hiệu quả nhất có thể với các phương pháp phức tạp như: AutoMinify CSS và Javascript (nén các file css và javascript lại, giảm dung lượng file và giảm thời gian tải file lên), Javascript Bundling (gom nhiều file javascript lại thành một, giảm thiểu số lượng request tới site), Asynchronous Loading (cho phép tải bất đồng bộ, tải một phần html trước, trước khi tải các script hay tiện ích khác), và còn nhiều kĩ thuật khác giúp tối ưu hóa nội dung của trang web.
– Giúp bảo vệ website của bạn tốt hơn: Cloudflare sẽ giám sát các mối đe họa đến site của bạn, thống kê chi tiết các số liệu cho bạn biết được mối đe dọa này đến từ đâu. Cloudflare có thể chống được các loại tấn công như SQL injection, DOS hay các luồng spam nguy hiểm đến site của bạn. Ngoài ra nó còn có thể tự động học các loại tấn công mới, cuối cùng sẽ giúp site của bạn trở nên an toàn hơn.
3. Khi nào nên sử dụng cloudflare?
– Khi bạn muốn tăng tốc độ và độ an toàn site của bạn lên, khi bạn muốn ẩn dấu đi IP thật sự máy chủ website của bạn (vì các luồng traffic sẽ được định tuyến tới các dãy IPs của cloudflare, rồi sau đó tùy vào trường hợp sẽ định tuyến tiếp tới máy chủ thật sự của bạn).
4. Lời kết.
– Mình hi vọng rằng sau khi đọc bài này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về Cloudflare, nó là gì?, như thế nào nó làm việc?, các chức năng của nó?. Đồng thời có chút hiểu biết về các kĩ thuật tăng tốc độ, bảo mật, tối ưu hóa nội dung. Sau bài này có thể mình sẽ có một bài hướng dẫn các bạn cách sử dụng cloudflare với wordpress, một mã nguồn mở được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Chúc bạn đọc bài vui và thành công!.
nếu hya để ý. thì se tháy clouflare anh cắp visit của ta. thỉnh thoảng vào sẽ bị báo lỗi . em test và gặp nhiều lần vwois vài trang web của e rùi. giải pháp chỉ nên dùng clouflare làm site vệ tinh để có nhiều ip thôi